Tóm tắt:

  • Người Đông Nam Á có một nhận thức rõ rệt về lợi ích của giáo dục tài chính và họ thường thể hiện niềm yêu thích trau dồi kiến thức tài chính và kỹ năng quản lí tiền bạc. Tuy nhiên, nhận thức và hành động là hai việc hoàn toàn khác nhau.
  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập cao dường như hoàn toàn không liên quan đến mức độ hiểu biết tài chính, và điều này đặc biệt đúng với phụ nữ.
  • Mặc dù đã có những tiến bộ kinh tế đáng kể trong những thập kỷ qua, chênh lệch thu nhập nam nữ ở Đông Nam Á vẫn có rất ít những cải thiện.
  • Tất cả các nghiên cứu và tài liệu web cho thấy giáo dục tài chính cần được cải thiện và phổ cập nhiều hơn.

Khi nền kinh tế Đông Nam Á tiếp tục trên đà phát triển và mức thu nhập hộ gia đình cũng cao hơn, câu hỏi thường gặp đối với các cơ quan chính phủ và tổ chức có liên quan là – làm thế nào để nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân.

Trong khi kiến thức về an toàn về tài chính và làm cách nào để phổ cập kiến thức về tài chính từ trước đến nay thuộc lĩnh vực của nam giới, vấn đề nóng bỏng hiện nay là – sự cấp thiết trong việc cải thiện kỹ năng tài chính cho phụ nữ Đông Nam Á.

Nghiên cứu cho thấy – kỹ năng tài chính của phụ nữ đã có phần hạn chế và ít được cải thiện từ những năm 1980 và 1990.

Với mục đích nâng cao kiến thức tài chính, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã thực hiện các chương trình xóa mù tài chính nhằm vào các phân khúc dân cư khác nhau (thành thị, ít học, nữ, thất nghiệp, v.v). Nhưng vẫn còn quá sớm để cho thấy hiệu quả chính xác của các chương trình này.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng phần đông dân số ở Đông Nam Á nhận thức rõ ràng về lợi ích của giáo dục tài chính và cho thấy sự quan tâm lớn về việc nâng cao kiến thức tài chính và kỹ năng quản lí tiền. Nhưng từ nhận thức đi tới hành động là một khoảng cách xa. Có rất nhiều lí do, từ việc thiếu giáo dục tài chính (Indonesia, Philippines, Malaysia), thiếu niềm tin vào các tổ chức tài chính (Malaysia) cho đến việc thiếu vốn (Indonesia).

Một sự thật thú vị là những người có mức thu nhập cao hơn lại dường như không có một mối tương quan đáng kể nào với mức độ hiểu biết tài chính. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ – hơn hai thập kỷ qua, mức thu nhập trung bình của phụ nữ Đông Nam Á đã tăng gấp hai lần, tuy nhiên – họ vẫn còn thiếu kiến thức và tự tin khi giải quyết vấn đề tài chính.

Tiến bộ nhỏ trong việc cải thiện chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ

Mặc dù nền kinh tế đã có những tăng trưởng đáng kể trong 50 năm qua, chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ ở Đông Nam Á vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Chênh lệch thu nhập nam nữ đã tăng lên đáng kể ở Châu Á Thái Bình Dương, từ việc kiếm 68,3% so với các đồng nghiệp nam năm 2000 xuống 61,8% năm 2013. Do sự phân biệt giới tính, bất bình đẳng thu nhập giữa hai giới vẫn tồn tại rõ rệt, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Tình trạng này đã chứng tỏ cần có những phân tích cụ thể và thảo luận về các biện pháp thích hợp, nhằm mục đích cải thiện sức mạnh kinh tế và chất lượng cuộc sống của nhóm nhân khẩu học quan trọng thường bị bỏ qua này – phụ nữ.

Hiểu biết tài chính của phụ nữ Đông Nam Á và Hồng Kông – những điểm nổi bật ở từng quốc gia

Sự hiểu biết tài chính trong bối cảnh các nước Đông Nam Á – mỗi quốc gia có sự khác nhau rõ rệt về quan điểm quản lí tài chính và tiền bạc – có được cái nhìn sâu sắc về xu hướng kiến thức tài chính ở châu Á là rất quan trọng.

Dưới đây là một số sự thật thú vị từ các quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines) và HongKong.

Singapore

Phụ nữ Singapore xếp thứ hạng cao về kiến thức tài chính so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Trong số sáu nước phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương (Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Úc), Singapore là nước thứ hai, sau Nhật Bản, có sự ngang bằng về kiến thức tài chính giữa nam và nữ, chỉ chênh lệch nhau 2 điểm (94 và 96) theo chỉ số kiến thức tài chính MasterCard 2014.

Hong Kong

Phụ nữ Hong Kong, nói chung, xếp hạng cao về thu nhập và sức chi tiêu – đứng vị trí thứ 6 trong chỉ số thành tích phụ nữ Mastercard gần. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác biệt đáng kể trong các vấn đề tài chính.

Mặc dù phụ nữ đã có được trình độ học vấn cao hơn và tỉ lệ tham gia lao động cũng tăng dần từ năm 2002 đến năm 2012, khả năng tài chính của họ vẫn thấp hơn nam giới, nhất là ở mảng đầu tư. Ví dụ, 60% nữ không có chiến lược dừng lỗ để hạn chế tối đa tổn thất trong tương lai so với 46% nam, và chỉ có 39% nữ so với 63% nam có thể trả lời đúng câu hỏi liệu “chiến thuật bình quân giá chi phí đô la có thể giúp trung bình giá mua các khoản đầu tư” hay không (theo nghiên cứu được thực hiện bởi GfK Hong Kong năm 2014).

Malaysia

Trong bảng xếp hạng hiểu biết tài chính tổng thể, phụ nữ Malaysia xếp hạng thứ 7 trong 27 quốc gia và đứng thứ hạng cao nhất ở Châu Á nhờ vào thành công trong việc lập ngân sách. Thói quen tiết kiệm của nam và nữ gần như bằng nhau (lần lượt 47% và 46%).

Tuy nhiên, nam giới vẫn được đánh giá cao hơn trong việc tiết kiệm hàng tháng (họ tiết kiệm nhiều hơn phụ nữ 30%) và lão luyện hơn trong việc hoạch định tài chính (32% nam giới có kế hoạch tài chính trong khi nữ chỉ có 28%).

Indonesia

Phụ nữ ở Indonesia cho thấy kỹ năng tài chính thấp hơn rõ ràng so với nam giới, theo kết quả của Kiến thức tài chính Indonesia và Chiến Lược Quốc Gia.

Tổng số điểm về kiến thức tài chính là 18.84% ở nữ và 24.87% ở nam, và khả năng vận dụng trong thực tiễn là 56.65% cho nữ và 62.87% cho nam. Số liệu tệ nhất được thể hiện rõ ở mức độ hiểu biết về ngân hàng (18,84% cho nữ và 24.80% cho nam) và sử dụng dịch vụ của các công ty tài chính (3.08% cho nữ và 9.62% cho nam).

Philippines

Một điều khá thú vị là phụ nữ Philippines lại khá hiểu biết về tài chính so với tổng dân số, xếp hạng thứ 7 về kiến thức tài chính tổng thể (theo Chỉ số kiến thức tài chính toàn cầu dành cho phụ nữ)

Một điểm hiếm thấy khác ở Philippines, so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á, thì tỉ lệ hiểu biết tài chính của nữ lại cao hơn nam (88.7% cho nữ và 84.2% cho nam, theo khảo sát về kiến thức chức năng, giáo dục và truyền thông đại chúng năm 2008).

Những điểm nổi bật khác về xu hướng kiến thức tài chính của phụ nữ Đông Nam Á

Ảnh hưởng của các nguyên tắc tài chính trong Hồi giáo tới hiểu biết tài chính của Malaysia và Indonesia

Mặc dù không có luật Hồi giáo nào qui định việc phụ nữ không thể nắm vị trí quan trọng về tài chính trong Hồi giáo, sự phản đối lớn về vai trò của phụ nữ trong kinh doanh vẫn tồn tại và đến từ các đảng bảo thủ, vì sợ rằng việc trao quyền tài chính cho phụ nữ sẽ làm xói mòn cấu trúc gia đình truyền thống.

Trong bối cảnh này, Malaysia và Indonesia, cả hai đất nước Hồi giáo, có vị trí khác nhau đáng kể về kiến thức về tài chính của phụ nữ.

Trong giới kinh doanh, Malaysia là một ví dụ cho việc kiếm tiền và giới tính trong Hồi giáo hoàn toàn không liên quan với nhau. Malaysia không những có phụ nữ làm chủ tịch ngân hàng trong suốt 6 năm mà còn có nhiều tổ chức Hồi giáo mà nữ là người điều hành ở các vị trí hàng đầu.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ Malaysia có thứ hạng cao về hiểu biết tài chính, như được thể hiện trong Chiến dịch đo lường quốc tế của Visa về hiểu biết tài chính của phụ nữ.

Visa đã hỏi phụ nữ ở 27 quốc gia rằng họ có và tuân theo ngân sách gia đình hay không, và Malaysia xếp thứ 5 trong tổng số 27 quốc gia, cao nhất Châu Á.

Trái ngược với Malaysia, trong cùng một nghiên cứu, phụ nữ Indonesia xếp hạng khá thấp, thứ 22.

Sự khác biệt này giữa hai quốc gia cũng được thể hiện rõ từ kết quả khảo sát thói quen tiết kiệm. Trong khi ở Malaysia, thói quen tiết kiệm giữa nam và nữ gần như bằng nhau (47% và 46%), phụ nữ ở Indonesia lại cho thấy kỹ năng tài chính thấp hơn đáng kể so với nam (18.84% cho nữ và 24.87% cho nam).

Nhưng Malaysia chỉ là một giọt nước trong thế giới tài chính Hồi giáo, trong đó phụ nữ không có tiếng nói nên trình độ tài chính của họ khá thấp.

Phụ nữ Philippines thể hiện sự hiểu biết tài chính một cách sâu sắc

Theo các nghiên cứu khác nhau được thực hiện bởi Bangko Sentral ng Pilipinas và các tổ chức khác, người Philippines tương đối ít tiếp xúc với quản lý tiền bạc và tài chính, và có xu hướng “tiêu dùng mù quáng”.

Chính xác là vì những phát hiện này, không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ Philippines thể hiện trình độ tài chính khá cao.

Trong Chỉ số kiến thức tài chính toàn cầu của Mastercard, phụ nữ Philippines xếp thứ 7 về tỉ lệ hiểu biết tài chính tổng thể trong số 16 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.

Một số thực tế khác ở Philippines, so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á, tỉ lệ hiểu biết tài chính của nữ cao hơn nam – 88.7% cho nữ và 84.2% cho nam (theo số liệu của Kiến thức chức năng, giáo dục và khảo sát truyền thông đại chúng năm 2008).

Việt Nam đạt điểm thấp nhất về kiến thức tài chính ở Đông Nam Á nhưng cho thấy nhiều cải thiện

Theo khảo sát kiến thức tài chính toàn cầu của Standard and Poor năm 2005, Việt Nam là quốc gia duy nhất có điểm số thấp hơn Philippines ở Đông Nam Á, với kết quả chỉ 24% người Việt có kiến thức về tài chính.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ số kiến thức tài chính của Mastercard năm 2015 cho thấy một số cải tiến đối với người Việt Nam so với các năm trước. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lí tiền cơ bản và lập kế hoạch tài chính.

Bình đẳng giới cũng cho thấy những kết quả tốt hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương cho thấy sự khác biệt điểm số về kiến thức tài chính giữa nam và nữ chỉ ở mức nhẹ (theo báo cáo chỉ số kiến thức tài chính của Mastercard năm 2015).

Làm thế nào để cải thiện kiến thức tài chính cho phụ nữ ở Đông Nam Á?

Nhu cầu giáo dục kiến thức tài chính cho người Đông Nam Á nói chung và phụ nữ nói riêng là không cần bàn cãi.

Người ta đã chứng minh rằng dân số với kiến thức tài chính cao hơn cho thấy an ninh tài chính tốt hơn. Đó là lý do tại sao mọi người nên được giáo dục tài chính thông qua các chương trình có thể hỗ trợ họ đưa ra quyết định tài chính tốt nhất. Chương trình nên được thiết kế dành cho các nhóm và khu vực cụ thể để giải quyết nhu cầu đặc biệt của từng phân khúc dân cư.

Những hành động thiết thực bao gồm đưa thực hành giáo dục tài chính vào chương trình giảng dạy ở các cấp tiểu học. Thông qua giải pháp này, dân cư nông thôn có thể tiếp cận những kỹ năng tài chính cơ bản.

Về việc giáo dục cho người lớn, hầu hết tất cả các nghiên cứu đều đề xuất – phương pháp được ưu chuộng để cải thiện kiến thức tài chính là các chương trình giáo dục tài chính toàn diện được thực hiện trong thời gian dài (ví dụ: các khóa học tương tác hàng tuần trong vòng 4 tháng, thay vì 2-3 giờ hội thảo).

Tầm quan trọng của việc cải thiện kiến thức tài chính cho phụ nữ ở Đông Nam Á – Kết luận

Trong xã hội ngày nay, kiến thức tài chính là một kỹ năng quan trọng. Điều quan trọng là nên bắt đầu giáo dục lĩnh vực này từ khi còn nhỏ, nó chắc chắn sẽ có tác động lớn tới sự phát triển và ổn định xã hội khi hiểu biết tài chính được xem là một kỹ năng sống.

Kết quả trình độ tài chính thấp của phụ nữ ở một số nền văn hóa có thể liên quan đến một thực tế là phụ nữ vẫn chưa thực sự được xem trọng và trao quyền tài chính.

Mặc khác, một số bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ nắm quyền tài chính có xu hướng kiểm soát tài chính tốt hơn. Họ cam kết phát triển gia đình nhiều hơn và cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và các thành viên. Nhờ những điều này mà cuối cùng khu vực của họ có kinh tế tốt hơn và còn hơn thế nữa – trong nền kinh tế nói chung.

Thông tin thêm về kiến thức tài chính của phụ nữ ở Đông Nam Á, được cung cấp bởi các báo cáo và tài nguyên, có thể được tìm thấy trong bài “Xu hướng kiến thức tài chính của phụ nữ ở Singapore, Hong Kong, Malaysia, Philippines và Indonesia” phát hành bởi The New Savvy.

Thông tin về The New Savvy

The New Savvy là nền tảng công nghệ giáo dục về tài chính, đầu tư và nghề nghiệp dành cho phụ nữ hàng đầu Châu Á. Tầm nhìn táo bạo của chúng tôi là tạo động lực cho hàng trăm triệu phụ nữ đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn. Chúng tôi cung cấp nội dung chất lượng cao thông qua giáo dục, truyền thông và hội nghị. Hãy thay đổi quan hệ tài chính của bạn ngày hôm nay!

Người dịch: Duy Trần

Nguồn: https://thenewsavvy.com/countries/hong-kong/financial-literacy-women-asia/

 

 

 

 

 

 

 

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous articleTừ bỏ thói quen: cách thay đổi hành vi tiêu xài phung phí
Next articleHow To Prepare When A Loved One Is Terminally Ill
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here