Không còn nghi ngờ gì nữa, phá sản, vỡ nợ luôn có sức tàn phá khủng khiếp. Đây là lý do tại sao mọi người thường được khuyên tránh bị phá sản, vỡ nợ bằng mọi giá vì phá sản không chỉ để lại lịch sử tín dụng xấu, mà còn tổn hại đến những nỗ lực phấn đấu trong tương lai của bạn. Mặc dù bạn là người gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ phá sản, bạn cũng phải biết rằng những người thân xung quanh (Gia đình – vợ/chồng và con cái) cũng sẽ phải cùng chịu đựng hậu quả.

Thật không may, thường có rất nhiều cá nhân, công ty đã chịu thua và buông xuôi. Năm 2014, Văn phòng Tiếp nhận Đơn phá sản tiết lộ rằng có 9,945 cá nhân và công ty nộp đơn xin phá sản; con số này được cho là cao nhất kể từ năm 2010. Trong quý I/2015, có đến 2.567 vụ phá sản.

Số liệu đó là rất cao đối với một thành phố nhỏ và đây là tình trạng đáng báo động vì Hong kong được xem là một thị trường tài chính mạnh mẽ. Thật khó hiểu khi người dân Hong kong đang vật lộn để trả nợ và phải dùng đến đơn phá sản để tìm sự cứu trợ?

Những ảnh hưởng về mặt tài chính gia đình phải gánh chịu

Mặc dù chúng tôi không thể đánh giá những nguyên nhân đưa đẩy mọi người đến tình trạng phá sản, nhưng có một điều rõ ràng: cuộc sống của bạn và gia đình sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Việc phá sản sẽ kéo dài trong 4 – thậm chí lên tới 5 năm nếu bạn đã làm thủ tục trước đó.

Để bạn có thêm động lực phấn đấu tránh phá sản bằng mọi giá, chúng tôi muốn nói đến những tác động tài chính tàn khốc đối với gia đình khi bạn bị phá sản:

Giá trị tài sản gia đình sẽ bị giảm sút nghiêm trọng

Theo trang Clic.org, chỉ có phần tiền trong tài khoản chung hoặc tài sản chung của người phá sản sẽ bị cơ quan chức năng thu giữ. Chẳng hạn, nếu bạn có tài khoản ngân hàng đồng sở hữu với chồng, chỉ một nửa số tiền sẽ bị lấy đi để thanh toán cho các chủ nợ.

Nếu bạn có 3 anh chị em và bạn sở hữu chung một mảnh đất, một phần tư trong tổng diện tích đất sẽ được xử lý nợ bởi vì đó là phần tài sản duy nhất của bạn trong tài sản chung. Mặc dù quy định này bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của những thành viên gia đình khác không liên quan đến việc phá sản của bạn, nhưng không có nghĩa là việc xử lý tài sản riêng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến họ. Khi tài sản và tài khoản của bạn bị tịch thu, tổng tài sản trong gia đình sẽ bị giảm sút. Bạn đương nhiên sẽ phải dựa vào gia đình để được giúp đỡ tài chính cho đến khi có thể tự lo cho mình.

Bạn phải hy sinh nhiều thứ để có thể chống chọi

Tài sản của bạn sẽ giảm thấp đáng kể và bạn sẽ buộc phải bắt đầu làm lại từ đầu trên các khía cạnh tài chính khác nhau. Vì chồng bạn vẫn có phần tài sản gia đình, tất cả sẽ hy sinh nếu muốn gầy dựng lại phần tài sản bị mất trong quá trình phá sản; nghĩa là chi phí giải trí ít hơn hoặc không đi du lịch hàng năm. Gia đình có thể giúp đỡ nhưng đi kèm với cảm giác tự hối tiếc vì bạn biết rằng mọi người đều phải trải qua nhiều hy sinh chỉ vì những sai lầm tài chính của bạn.

Bạn có thể bị thất nghiệp

Một ảnh hưởng khác của phá sản là thất nghiệp. Có một số ngành nghề nhất định mà bạn không được phép làm trong quá trình xử lý phá sản. Chẳng hạn, nếu bạn là luật sư hoặc làm nghề đại lý, bạn sẽ không được phép tiếp nhận thêm khách hàng mới. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ bị buộc phải nói với chủ lao động về đơn yêu cầu phá sản và điều đó có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là tất cả các khả năng mà bạn và gia đình bạn sẽ cảm nhận khi vỡ nợ. Mất thu nhập có nghĩa là ai đó phải làm việc chăm chỉ hơn để chi trả cho tất cả các chi phí của gia đình.

Nguồn lực kinh tế của gia đình cũng sẽ bị hạn chế

Hậu quả cuối cùng là gia đình bị hạn chế những nguồn lực trong vài năm. Nếu vợ chồng bạn có những kế hoạch, các bạn phải hoãn lại cũng như không thể xin vay để đầu tư mua nhà mới kinh doanh chẳng hạn.

Ngay cả khi bạn muốn vay để đi học lên cao cũng không thể. Bạn sẽ không được phép làm giám đốc của bất kỳ doanh nghiệp nào – điều này sẽ cản trở sự nghiệp rất nhiều. Thay vì mình có thể giúp gia đình thêm thu nhập, bạn lại đang gánh chịu hậu quả của việc phá sản.

Những ảnh hưởng tiêu cực khác?

Ngoài những ảnh hưởng tài chính, còn có ba khía cạnh khác mà việc phá sản sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình bạn:

  • Chấn thương cảm xúc. Chấn thương tình cảm mà bạn sẽ trải qua sẽ phản ánh trong các mối quan hệ của bạn. Phá sản có xu hướng khiến bạn cảm thấy chán nản và thu mình lại. Điều đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến cách bạn tương tác với vợ/chồng và con cái.
  • Niềm tin tan vỡ. Một hiệu ứng phi tài chính khác là sự tin tưởng bị phá vỡ. Mất niềm tin trong quản lý tài chính là nguyên nhân thực sự của sự bất hòa trong gia đình. Chồng càng yêu bạn bao nhiêu, thì niềm tin của anh ấy dành cho bạn sẽ giảm đi chừng ấy – nếu không muốn nói bị mất. Ít nhất điều này là đúng khi nói đến vấn đề quản lý tài chính. Nếu hành vi vô trách nhiệm về tài chính của bạn khiến bạn mắc nợ và phá sản, có thể chắc chắn rằng điều đó đã phá vỡ niềm tin của chồng bạn đối với khả năng quản lý tiền bạc của bạn.
  • Mất tự tin về tài chính. Cuối cùng, niềm tin tài chính của bạn sẽ bị hụt hẫng nghiêm trọng sau khi phá sản. Ngay cả khi chồng/vợ không đổ lỗi hoặc sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm tài chính, bạn cũng thấy khó tha thứ cho chính mình. Nếu bạn mất tự tin – cụ thể là khả năng quản lý tài chính và tín dụng, bạn sẽ rất khó để hồi phục. Điều này có thể kéo dài quá trình hàn gắn mà bạn phải trải qua để vượt qua những ảnh hưởng của tình trạng phá sản/vỡ nợ.

Như đã thấy, không phải chỉ mình bạn gánh chịu hậu quả phá sản. Những người xung quanh, đặc biệt là người thân, cũng sẽ cảm nhận những hậu quả này. Đây có lẽ là một trong những lý do tại sao bạn phải ngăn không cho quá trình phá sản tài chính tàn khốc xảy ra. Không có gì lạ khi các chuyên gia khuyến khích tất cả mọi người phải chăm lo tình hình tài chính cá nhân cho thật tốt – kẻo tình trạng phá sản sẽ phá hủy những thành quả mà cả gia đình đã lao động chăm chỉ để tích lũy.

Nguồn: https://thenewsavvy.com/countries/hong-kong/devastating-effects-bankruptcy-family/

Người dịch: Trung Võ

 

 

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous articleHaving and Raising an Autistic Child
Next articleHow to Reinvent Yourself Mid-Career : The Art of Career Reinvention
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here