Chúng ta nhiều người có lẽ đã từng nghe về các góc cạnh khác nhau trong cuộc sống – xã hội, tài chính, sự nghiệp, gia đình, v.v. Mặc dù người ta thường nghĩ về những khía cạnh này một cách riêng biệt, nhưng không thể phủ nhận rằng những sự kiện lớn trong đời ở bất kỳ một khía cạnh này có thể có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề tài chính.

Khi gặp phải những biến cố như vậy, bạn luôn phải nhìn lại kế hoạch tài chính của mình. Như Benjamin Franklin đã từng nói “không chuẩn bị thì coi chừng thất bại” (“by failing to prepare, you are preparing to fail”)

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn nên điều chỉnh cách chi tiêu và xem lại các quyết định tài chính của mình? Nếu vậy, lưu ý những khoảnh khắc thay đổi trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng thế nào đến các khoản đầu tư của mình.

Không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, nhưng tốt hơn là bạn nên có các điều chỉnh và chuẩn bị cần thiết ngay cả trước khi vấn đề bắt đầu phát sinh, đặc biệt là khi bạn có thể dự đoán những thay đổi lớn sắp xảy ra.

Gia đình có thêm thành viên mới

Lý do cần chuẩn bị: Có một lý do tại sao mọi người cứ nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch hóa gia đình, và thực tế không thể phủ nhận rằng việc có và nuôi con là khá tốn kém. Bạn không chỉ có trách nhiệm với bản thân – mà còn phải lo cho cuộc sống của một thành viên gia đình khác, bây giờ phụ thuộc vào bạn. Trong khi trước đây bạn có thể “thắt lưng buộc bụng” với chút ít tiền để cho hết tháng, nhưng “thắt hầu bao” là điều không thể khi bé đói, khóc. Vì vậy, nếu bạn đang mong con, bạn nên sửa đổi ngay kế hoạch tài chính cho phù hợp.

Những việc cần làm:

  • Dành ngân sách thêm cho việc học hành của con.

Tã, sữa, và các nhu yếu phẩm khác là một chuyện, nhưng chi phí học tập cho con là chuyện lớn. Không thể phủ nhận chi phí học hành của bé còn cao hơn nhiều so với các chi phí thiết yếu khác. Và có lẽ một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất bạn có thể dành cho con mình chính là một nền tảng giáo dục thật tốt. Một thực tế phũ phàng là chi phí giáo dục không thể gom lại hết và trả một lần mà phải trả dài dài cho đến khi con bạn lớn lên và tự kiếm đủ tiền; chi phí giáo dục đóng một vai trò quan trọng nhằm trang bị cho con bạn năng lực và cơ hội phấn đấu trong cuộc sống.

Đầu tư vào giáo dục không chỉ đảm bảo cho con bạn có được một công việc lương cao trong tương lai; quan điểm và triết lý sống, tư duy phê phán và tập hợp các nguyên tắc “đối nhân xử thế” cũng được định hình một phần thông qua học hành, trường lớp.

Đừng để sự thăng tiến đến thành công của con bạn bị chậm lại bởi các khoản nợ vay học phí. Bạn phải để dành một khoản cho con bạn đi học và lên đại học sau này…

  • Dành tiền cho những lúc bất trắc.

Trong trường hợp có chuyện xấu xảy ra với bạn và/hoặc chồng con, bạn chắc chắn không muốn con mình “không chốn nương thân”. Tất nhiên, bạn sẽ muốn gửi gắm con mình cho ai đó mà bạn thực sự biết và tin tưởng chăm nom. Khi dự phòng những tình huống đó, bạn có thể chọn người giám hộ cho con của mình khi có rủi ro. Đây cũng có thể là lúc đầu tư một loại hình bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ cho con bạn.

Lập gia đình

Lý do cần chuẩn bị: Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều người nói hôn nhân không phải là “chuyện dễ ăn”. Vì hôn nhân đòi hỏi cả hai phải “đồng tâm hiệp lực”, đặc biệt cần thiết khi xử lý các vấn đề tài chính.

Không có gì lạ khi cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng mà cả hai không thống nhất nhau kế hoạch tài chính có nhiều khả năng thất bại hoặc cuối cùng dẫn đến ly thân hoặc ly dị. Đừng để vấn đề tiền bạc hủy hoại cuộc hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc của bạn; hãy cùn nhau bắt đầu lập kế hoạch tài chính càng sớm càng tốt.

Những việc cần làm:

  • Trao đổi ý kiến.

Trước nhất, quan trọng là phải xây dựng được nền tảng tin tưởng của cả hai vợ chồng trong hôn nhân, và một thành phần quan trọng để xây dựng niềm tin là giao tiếp. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không còn phải trải qua các cuộc đấu tranh về tài chính; tuy nhiên, điều đó sẽ giúp cả hai dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính nếu bạn có thể tâm sự và giúp đỡ nhau trên đường đời.

Cố gắng cùng thảo luận các vấn đề tài chính như nợ vay ngay khi chúng đến hạn. Đừng bỏ qua và chờ đợi vì nợ nần sẽ “phình to” đến mức khó giải quyết trong tương lai. Tạo thói quen dành thời gian mỗi tuần để cùng nhau nói chuyện và lập kế hoạch tài chính.

Mục tiêu tài chính của hai bạn là gì? Đầu tư tiềm năng là gì? Làm sao để thực hiện kế hoạch đạt được chúng? Viết ra hết những điều này. Quan trọng hơn, cùng chia sẻ trách nhiệm khi xem xét điểm mạnh và điểm yếu của nhau.

  • Bắt đầu để dành tiền phòng thân cho cả hai vợ chồng.

Bây giờ bạn không còn làm việc cho riêng mình hưởng nữa. Vấn đề tài chính của một người cũng là của cả hai vợ chồng. Vì lý do này, thật tốt để cả hai bắt đầu tiết kiệm, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp và không lường trước được phải cần tiền chi phí.

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng các tiền để dành để trang trải cần ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí trong những lúc cần thiết như thất nghiệp, chữa bệnh và sửa chữa nhà. Nếu bạn đã có tiền riêng trước khi kết hôn, hãy cân nhắc khi số tiền này có thể không đủ chi cho cả hai người.

Tìm việc mới

Lý do cần chuẩn bị: Bạn phải hiểu rằng bất cứ khi nào nguồn thu nhập thay đổi đáng kể thì chi phí của bạn cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp. Tất nhiên, đó là nếu bạn muốn giữ lối sống cũ và tình hình tài chính ổn định sẽ tránh tình trạng bạn phải thâm lạm tiền tiết kiệm.

Một công việc mới có nghĩa là hợp đồng lao động mới, các điều khoản, tiền lương / thu nhập và phúc lợi cũng khác. Khi bước lên một nền tảng xa lạ như thế, có lẽ nên suy nghĩ lại về các chiến lược tài chính của bạn.

Những việc cần làm:

  • Phân tích thiệt hơn.

Nếu bạn đã giữ nhịp độ ổn định với công việc trước đây, điều đó sẽ giúp việc điều chỉnh dễ dàng hơn, bắt đầu bằng cách so sánh công việc hiện tại với công việc dự kiến. Cân nhắc các yếu tố khác nhau như tiền lương, phúc lợi, tiền thưởng, chi phí đi lại và ăn uống, đam mê, nghỉ ngơi, giải trí, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và các yếu tố khác.

Khi có tất cả dữ liệu cần thiết, hãy lập ngân sách mới. Bạn sẽ kiếm được nhiều hơn trong công việc hiện tại? Nếu có, có thể bạn có thể “thả lỏng” một chút cho để dành, hoặc tốt hơn hết, bạn có thể để dành nhiều hơn cho tiết kiệm và các khoản dự phòng khác.

Một ý tưởng khác là để tiền cho các khoản đầu tư dài hạn như mua bất động sản. Nếu câu trả lời của bạn là không, bạn có thể phải điều chỉnh chi tiêu; bao nhiêu chi phí cần điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào mức chênh lệch của mức lương hiện tại và mức lương trước đây ngoài những thay đổi trong chi phí của bạn.

Nguồn: https://thenewsavvy.com/invest/7757/

Người dịch: Trung Võ

 

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous articleKIẾN THỨC THƯỜNG THỨC VỀ ĐẦU TƯ TIỀN ĐIỆN TỬ – CRYPTOCURENCY (2/2)
Next article10 cách tinh tế để tiết giảm chi phí cưới hỏi
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here