Về nguyên tắc, lập ngân sách nghe có vẻ khá dễ. Bạn chỉ cần lấy thu nhập hàng tháng, trừ ra các khoản chi tiêu, và phần còn lại dành để tiết kiệm cho các mục tiêu của bạn. Đơn giản, đúng không? Nhưng thật không may, nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Lập ngân sách đòi hỏi hai thứ mà hầu hết mọi người ngày nay đều không có – thời gian và kỉ luật.

Và hãy thành thật nhé. Là con người, chúng ta có xu hướng lặp lại một cách máy móc những hoạt động làm ta thấy thoải mái, như Freud đã chỉ ra nhiều năm trước. Chúng ta cũng có xu hướng lãng tránh những thứ mà mình không mấy hứng thú. Đây là lí do vì sao tìm ra một hệ thống ngân sách phù hợp với bạn là điều rất quan trọng. Nó phải thật sự hiệu quả với khả năng kinh tế của bạn. Và cùng lúc, nó phải thật sự dễ thực hiện để bạn có thể duy trì làm tốt.

Đó là lí do khởi nguồn của lập ngân sách theo cách ngược lại hay còn gọi là ngân sách ngược. Đặc biệt trong cuộc sống bộn bề nơi bạn đang phải chạy đua với thời gian. Ví dụ như, khi bạn vừa nhận công việc mới và bạn nhận ra mình hoàn toàn dùng 100 phần trăm nổ lực cho công việc này. Hoặc khi bạn vừa có em bé và dành thời gian cả ngày cho việc chăm sóc con. Trong những tình huống này, bạn có thể chọn lập ngân sách theo một cách đơn giản và mới lạ hơn.

Vậy lập ngân sách ngược là như thế nào?

Điều đầu tiên, một sự thay đổi trong quan điểm là điều cần thiết với lập ngân sách ngược. Theo phương pháp truyền thống, đầu tiên bạn chia nhỏ chi tiêu của mình vào từng hạng mục cụ thể. Sau đó bạn tìm cách chỉnh sửa khoản chi của mình để hạn chế những khoản không cần thiết và dùng để tiết kiệm. Nói cách khác, những khoản chi tiêu sẽ được ưu tiên phân chia trước, khi bạn lập ngân sách đúng chứ? Và số tiền còn lại sau đó chính là những gì bạn tiết kiệm được.

Với ngân sách ngược bạn làm mọi thứ theo cách ngược lại. Những gì phương pháp này làm chính là thay đổi sự ưu tiên của bạn – bởi vì với cách này, bạn ưu tiên tiết kiệm trước chi tiêu. Điều này khiến bạn thay đổi khoản chi tiêu của mình thay vì khoản tiết kiệm. Nó cũng đảm bảo rằng bạn đang giữ cho mình đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu tài chính của bạn.

Nhà lập kế hoạch tài chính Ken Robinson đã giải thích điều đó theo cách này, “Thay vì tìm ra ‘Tôi phải cắt giảm ở đâu và sau đó tôi có thể tiết kiệm được bao nhiêu?’, chỉ cần quyết định bạn sẽ tiết kiệm bao nhiêu tiền. ‘phải cắt giảm ở đâu’ sẽ tự được giải quyết”.

Nhưng bạn tiết kiệm để làm gì? Với việc lập ngân sách truyền thống, bạn bắt đầu với các khoản chi tiêu. Với lập ngân sách ngược, bạn bắt đầu với các mục tiêu của mình. Hãy nhớ cách tốt nhất là hãy thêm khoản tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp và hưu trí như một phần mục tiêu của bạn. Điều đó thật sự cần thiết dù bạn đang ở bất kì độ tuổi nào. Và sau đó, trừ hai việc này ra, hãy bắt đầu mơ ước. Bạn muốn điều gì? Một chiếc xe hơi? Một chuyến du lịch Châu Âu? Mở công ty riêng?

Một lần nữa, chúng ta trở lại với bản chất của con người, có một ước mơ phía trước cổ vũ chúng ta làm việc để đạt được nó. Và trong tình huống này, làm việc có nghĩa là để dành tiền tiết kiệm và sống trong mức ngân sách được đã định sẵn.

Công thức lập ngân sách ngược

Công thức để lập ngân sách ngược rất đơn giản:

Thu nhập sau thuế – khoản tiết kiệm = phí sinh hoạt

Bạn có thể nói với chính mình ngay bây giờ, tôi nên tiết kiệm bao nhiêu tiền? Tại sao không sử dụng phương pháp 50/30/20 trong đó một nửa ngân sách của bạn dành cho nhu cầu thiết yếu? Bạn còn lại 30% để chi tiêu tùy ý và sau đó 20% để tiết kiệm. Chúng tôi sẽ giải thích về nó kỹ hơn trong bài viết này “Đơn giản hóa ngân sách của bạn với quy tắc 50-30-20?”

Do đó, nếu thu nhập của bạn là 2.000 đô la Mỹ một tháng, 20% dành cho khoản tiết kiệm của bạn sẽ là 400 đô la, bạn có thể dành nó để tổ chức tiệc cưới, đi nghỉ mát hoặc mua xe – bất kể mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn của bạn là gì. Tất nhiên, nếu bạn vẫn đang xây dựng quỹ khẩn cấp của mình như một việc nên làm, thì hãy dành một nửa cho quỹ khẩn cấp trước sau đó dành một nửa còn lại cho các mục tiêu khác. Điều này có nghĩa là bạn có 1.600 đô la Mỹ một tháng để sinh hoạt, do đó bạn nên điều chỉnh lối sống của mình cho phù hợp.

Nếu bây giờ bạn đang phải trả hết một khoản vay, hay thậm chí các khoản nợ thẻ tín dụng, thì hiển nhiên, thanh toán hết những khoản tiền này trước khi tiết kiệm cho giấc mơ của bạn là một điều khôn ngoan. Thực hiện giấc mơ là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta cũng phải là những người phụ nữ có trách nhiệm tài chính.

Đừng ngại bắt đầu bằng khoản tiết kiệm nhỏ và giữ mọi thứ đơn giản

Và một điều nữa. Hãy chắc rằng bạn phân bổ khoản tiết kiệm của mình một cách thực tế. Ví dụ, nếu bạn cần bắt đầu với số tiền nhỏ – chỉ vài trăm đô một tháng là đủ rồi. Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu bằng một khoản nhỏ và tiếp tục tiết kiệm cho các tháng sau, hơn là nhận ra bạn dành quá nhiều tiền để tiết kiệm và không thể kiếm đủ tiền. Hãy nhớ rằng, phương pháp này giúp đơn giản hóa cuộc sống của bạn, chứ không phải làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn cần lời khuyên thiết thực về việc lập kế hoạch tài chính tốt hơn, hãy xem bài viết của chúng tôi về Rèn luyện “sức khỏe” tài chính.

Mẹo nhỏ: Tự động hóa có thể là đồng minh của bạn khi nói đến việc lập ngân sách ngược. Thiết lập tự động chuyển 20% số tiền lương trong tài khoản của bạn đến một tài khoản khác mỗi tháng. Bằng cách này bạn thậm chí sẽ không nhìn thấy được khoản tiền tiết kiệm này trong tài khoản của mình và một khi bạn không nhìn thấy, bạn sẽ không động đến nó.

Cái hay của phương pháp này là bạn không cần phải theo dõi tỉ mỉ chi tiêu cá nhân. Chừng nào bạn còn chi tiêu trong mức ngân sách của mình và tách riêng phần tiền tiết kiệm của mình ra, thì bạn vẫn sẽ tiết kiệm được kha khá. Bạn giải phóng bản thân khỏi khối lượng công việc không hề nhỏ. Như tôi đã nói trước đó, phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong giai đoạn mà bạn cảm thấy mình bận tối tăm mặt mũi.

Bởi vì, nếu bạn thật sự nghĩ về mục đích lập ngân sách là gì? Nó không phải là những gì còn lại sau khi bạn tiêu xài gần hết tiền lương của mình. Như Patrick Brewster viết, “Mục đích thật sự của việc lập ngân sách nên là lựa chọn tiền của bạn sẽ đi đâu và từ đó đưa ra những quyết định tốt hơn… Khi bạn đã tiết kiệm đủ cho mục tiêu của mình, thì bạn có thể tự do chi tiêu phần còn lại vào bất cứ thứ gì bạn muốn”.

Người dịch: Duy Tran

Nguồn: https://thenewsavvy.com/money-savvy/regular-budgeting-doesnt-work-for-you-try-backwards-budgeting/

 

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous articleWhat To Do When Your Friend Makes More Money
Next article6 Steps in Planning and Hosting a Successful Networking Event
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here