Bài viết này được đăng lại từ nguồn ValuePenguin

Bởi vì những sự việc bất ngờ và những khao khát khó cưỡng luôn ẩn chứa trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, nên việc kiểm soát chi tiêu hằng ngày có thể là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, điều đó  không có nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn bỏ qua vấn đề này.

Một cách giúp bạn kiểm soát thói quen tiêu dùng là hãy lập ra một ngân sách và cố gắng chi tiêu trong giới hạn mà bạn đã đặt ra. Tuy nhiên, lên kế hoạch và tuân thủ kế hoặch là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.

Một vấn đề thường gặp là bạn sẽ cảm thấy bực bội khi phải theo dõi sát sao từng chi tiêu nhỏ của mình. Hầu hết mọi người bắt đầu quá trình lập ngân sách với đầy nhiệt huyết, song họ cũng sớm bỏ cuộc và quay trở lại với lối mòn cũ.

Tuy nhiên, quản lý ngân sách là một phần quan trọng tiến tới việc đạt được hạnh phúc tài chính dài hạn, đồng thời cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc giúp bạn dành dụm được một số tiền về hưu. Theo nghiên cứu của HSBC, 7 trên 10 người đi làm ở Singapore trên 45 tuổi nói rằng họ muốn về hưu trong vòng 5 năm tới. Điều này sẽ bất khả thi nếu bạn không có được một khoản tiết kiệm bền vững.

Giải pháp là gì? Có phương pháp nào giúp chúng ta kiên định trong việc tuân thủ các quy tắc chi tiêu hay không? Làm cách nào để chắc chắn rằng ta đã để dành một khoản nhất định tiền hàng tháng cho việc về hưu?

Quy tắc 50 – 30 – 20, được phát triển bởi Elizabeth Warren, là một phương pháp cho phép bạn đơn giản hóa ngân sách và lập kế hoạch cho việc về hưu mà không phải dành mỗi đầu tháng để tính toán việc phân bổ tiền nong. Đây là cách mà nguyên tắc này hoạt động:

Nguyên tắc 50 – 30 – 20 là gì?

Nguyên tắc 50 – 30 – 20 khuyến khích bạn phân chia thu nhập của mình thành 3 phần:

  • 50% nên chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu
  • 30% nên được dùng cho các chi tiêu tùy ý thích.
  • 20% nên để dành cho các khoản tiết kiệm, đầu tư và khẩn cấp

Giả sử bạn kiếm được $7,000 một tháng, sau tất cả các loại thuế và khấu trừ. Theo quy tắc này, $3,500 nên được dành để chi tiêu cần thiết, $2,100 nên dùng để sử dụng cho những sở thích khác và $1,400 còn lại phải được dành cho tiết kiệm và đầu tư. Dĩ nhiên, nói dễ hơn làm. Nhưng điều này hoàn toàn khả thi nếu bạn phân bổ tiền của mình trong một khoảng khung hợp lý.

Chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu – 50% thu nhập của bạn

Khoản này bao gồm các chi tiêu cho việc mua sắm tạp phẩm, hóa đơn tiền nhà, tiền điện, tiền nhiên liệu. Khoản này cũng bao gồm các thanh toán không thường xuyên và bắt buộc như bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm xe hơi. Về cơ bản, các khoản chi thiết yếu của bạn bao gồm tất cả những thứ bạn cần để duy trì cuộc sống thường nhật.

Nếu bạn cần cắt giảm chi tiêu, bạn sẽ phải xem xét lại thói quen tiêu dùng của mình, bao gồm nơi mua sắm và loại sản phẩm mà bạn thường mua. Ví dụ, bạn có thể so sánh các loại siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ khác nhau và chọn ra địa điểm nào phù hợp để mua sắm.

Chi tiêu tùy thích – 30% thu nhập của bạn

Chi tiêu tùy thích là lượng tiền bạn phân bổ cho các sở thích cá nhân mà không phải là những thứ thiết yếu để tồn tại. Khoản này không thể phân loại trong khoản chi tiêu “thiết yếu” nhưng cũng giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. Những hạng mục nằm trong khoản này có thể bao gồm việc đi xem phim, ăn nhà hàng hoặc đi nghỉ mát.

Để kiểm soát phần chi tiêu này, bạn phải chắc chắn rằng mình không nhập nhằn giữa “điều mong muốn” với “điều cần thiết”. Khi bạn muốn chi nhiều hơn cho những thứ mà bạn nghĩ là cần thiết, vsuy nghĩ lại lần thứ hai về những thứ này có thể giúp bạn quyết định bạn có thật sự cần nó hay không.

Vì thế, hãy theo dõi mức chi tiêu mỗi tuần trên những khoản chi tùy thích của mình. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch nước ngoài, hãy cố gắng cắt giảm các khoản chi tùy thích để tiết kiệm đủ tiền. Nếu bạn không thể gia giảm nhiều trong ngân sách, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để hưởng mức hoàn tiền (cash back) hoặc dặm bay (miles) nhằm giúp bạn tiết kiệm thêm 3 – 5% chi phí.

Tiết kiệm, đầu tư và khoản khẩn cấp – 20% thu nhập của bạn

Để dành tiền đầu tư và tiết kiệm cho việc về hưu là cực kỳ quan trọng, nhưng không hề dễ dàng bởi vì bạn không thể hưởng lợi từ chúng ngay lập tức. Vì thế, bạn có thể sử dụng quy tắc 50 – 30 – 20 để thúc đẩy bản thân phân bổ 20% thu nhập ròng cho việc tiết kiệm vào mỗi đầu tháng. Nếu bạn đợi đến cuối tháng, có khả năng bạn sẽ còn lại rất ít tiền để đầu tư.

Tương tự, cách đúng đắn để bắt đầu là hãy chắc chắn rằng bạn đang đầu tư vào đúng chỗ. Mặc dù bạn có thể cảm thấy đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn sẽ là một lựa chọn mang lại lợi nhuận, nhưng đầu tư vào cổ phiếu hoặc các quỹ tương hỗ có thể sinh lợi tốt hơn. Để làm điều này, bạn có lẽ cần so sánh các điều khoản mà những nhà môi giới trực tuyến khác nhau đang hoạt động trên thị trường. Bí quyết là tìm ra một nhà môi giới giá thấp nhất nhằm đảm bảo chi phí giao dịch không làm lợi nhuận của bạn giảm nhiều.

Bạn cũng nên để dành một số tiền cho những chi tiêu khẩn cấp, đặc biệt là các chi phí bệnh viện và thuốc men. Nếu bạn cảm thấy không đủ tiền để đảm bảo cho những khoản tiết kiệm và chi tiêu khẩn cấp, bạn có thể thử trích tiền trong phần chi tiêu tùy thích để trang trải cho những khoản này

Tuân thủ quy tắc 50 – 30 – 20 và một số suy tính cuối cùng

Khá dễ dàng để tuân thủ theo quy tắc 50 – 30 – 20 bởi nó chỉ rõ khoản chi tiêu lớn nhất nằm ở đâu, vì thế cho phép bạn bóc tách hoặc cắt giảm các loại chi phí. Tuy nhiên, đây không phải là một cách tiếp cận cứng nhắc theo một hình thức nhất định nào. Nó hướng dẫn bạn định hình những thói quen chi tiêu lành mạnh, và bạn có thể phân bổ lại các nguồn tiền giữa các danh mục khi cần thiết.

Ví dụ, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là $7,000 và chi tiêu của bạn dao động theo từng tháng, bạn có thể phân bổ tiền của mình theo những cách sau:

Thu nhập: S$7,000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Khoản thiết yếu (50%) $3,500 $4,000 $3,000
Khoản tùy thích (30%) $2,100 $1,000 $2,500
Tiết kiệm và đầu tư (20%) $1,400 $2,000 $1,500

Quy tắc 50 – 30 – 20 có ý nghĩa giúp bạn nhận diện và cắt giảm các khoản chi không cần thiết (đặc biệt là các khoản định kỳ cộng lại và lấy đi số tiền lớn của bạn) và buộc bạn phải luôn tiết kiệm tiền cho nghỉ hưu của mình.

Duy trì lưu sổ về việc chi tiêu sẽ giúp bạn tránh được việc tính toán làm căng thẳng đầu óc vào mỗi tháng. Đúng là cần một chút nổ lực để cắt giảm những chi tiêu tùy thích. Nhưng nếu bạn có thể làm được, bản thân sau khi nghỉ hưu của bạn trong tương lai sẽ cảm ơn bạn rất nhiều.

Người dịch: Jolly Trinh

Nguồn: https://thenewsavvy.com/plan/budgeting/simplify-your-budget/

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous article7 reasons why an entrepreneur can be the best life partner
Next articleSimplify Your Budget With the 50-30-20 Rule
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here