Những quyết định của các Ngân hàng Trung Ương ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta – từ mức tăng trưởng kinh tế tại đất nước bạn đang làm việc đến mức lãi suất mà bạn sẽ trả cho các khoản vay học tập, thẻ tín dụng và thế chấp mua nhà. Những quyết định này có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn đang còn “chật vật” để hiểu hết vai trò của những quyết định của các Ngân hàng Trung Ương trong nền kinh tế hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các chính sách của Ngân hàng Trung Ương, bối cảnh lịch sử của cái loại lãi suất hiện hành và cách mà những quyết sách của những nhà hoạch định chính sách kinh tế tác động đến túi tiền của bạn. Trước khi chúng ta đi sâu vào những khía cạnh trên, hãy cùng tham khảo qua một số thuật ngữ chuyên môn sau:

  • Ngân hàng Trung Ương: Ngân hàng Trung Ương là người cho vay của quốc gia/nhà nước, chịu trách nhiệm phát hành đồng bản tệ và cấp phát tín dụng tại một đất nước. Trong nhiều trường hợp, Ngân hàng Trung Ương là một tổ chức “mượn vỏ bọc” của chính phủ. Họ hoạt động độc lập nhưng được tổ chức chặt chẽ và nhiều lúc dựa vào những bổ nhiệm mang tính chính trị để lắp đầy những vị trí chủ chốt trong đội ngũ lãnh đạo của chính phủ.

Mục tiêu cốt lõi của các ngân hàng này là để thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong thời kỳ bùng nổ kinh tế và giảm thiểu bất ổn trong thời kỳ suy thoái . Ở Singapore, Ngân hàng Trung Ương là Monetary Authority of Singapore (MAS). Ở Hoa kỳ, Ngân hàng Trung Ương là Federal Reserve. Ngân hàng Trung Ương của liên minh châu Âu (EU) được đặt tên rất đúng nghĩa là European Central Bank.

  • Lãi suất chiết khấu (Discount Rate): Các ngân hàng lớn bắt buộc phải duy trì một lượng dự trữ tiền mặt (dự trữ bắt buộc) nhất định tương ứng  với mức dư nợ mà họ đã cho vay. Mỗi khi số dự trữ này bị thâm hụt so với mức quy định, các ngân hàng sẽ hỏi vay ngắn hạn từ Ngân hàng Trung Ương.

Ví dụ nếu ngân hàng DBS – một ngân hàng lớn của Singapore – thiếu hụt dự trữ vào cuối ngày làm việc, họ sẽ yêu cầu MAS (Ngân hàng Trung ương Singapore) một khoản vay vốn để bù đắp dự trữ bị hụt. Mức lãi suất được tính trên khoản vay này được gọi là lãi suất chiết khấu (discount rate) – vì nó thấp hơn mức lãi vay bình thường của thị trường, tức là có sự chiết khấu của MAS dành cho DBS. Ngân hàng Trung ương sẽ áp dụng mức lãi suất này cho tất cả những khoản vay qua đêm của những ngân hàng lớn trong nước.

  • Lãi suất vay vốn (Interest Rate): là mức lãi suất mà người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay. Mức lãi suất này được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm và sẽ dao động tùy theo độ lớn của khoản vay, mức độ tín nhiệm của người cho vay đối với người vay và lãi suất chung của thị trường.

Ngân hàng Trung ương tác động đến tất cả mức lãi suất trong nước như thế nào?

Trong ví dụ phía trên, chúng ta đã xem xét trường hợp ngân hàng DBS mượn vốn qua đêm từ MAS. Bây giờ, giả thiết rằng MAS tăng mức lãi suất chiết khấu lên 1%. Khi đó, DBS sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn:

  • Giữ nguyên mức lãi suất cho vay đang tính cho khách hàng và tự chịu lỗ mức lãi suất tăng 1% của Ngân hàng Trung ương.
  • Tăng mức lãi suất cho vay lên 1% để bù đắp mức gia tăng của lãi suất chiết khấu.

Để bảo vệ lợi nhuận biên của mình và lãi suất cho vay của thị trường chung, phần lớn các ngân hàng đều sẽ chọn phương án thứ 2. Ví dụ trên có vẻ đơn giản, nhưng nó đã mô tả rất trực quan cách mà lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương tác động đến người tiêu dùng.

Khi lãi suất tăng, người tiêu dùng sẽ ít có khuynh hướng đi vay (vì việc vay tiền lúc này sẽ phải trả lãi cao) và sẽ có động lực gửi tiết kiệm hơn (vì các ngân hàng lúc này sẽ trả lãi cao cho các khoản tiền gửi tiết kiệm). Bối cảnh này đã tiến rất gần đến điều mà chúng ta đang thảo luận trong bài viết này: Ngân hàng Trung ương sẽ điều chỉnh mức lãi suất để làm chậm lại hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Lãi suất vay vốn – Từ góc nhìn toàn cầu

Bạn có biết lãi suất vay vốn đang ở mức nào hiện nay? Từ góc nhìn toàn cầu, chúng ta có thể thấy lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục. Ở Đức, lãi suất vay vốn chưa bao giờ thấp đến như vậy kể từ sau đại dịch Cái chết Đen (Black Plague) và trên thực tế, tình hình này đang chuyển biến ngày một tiêu cực hơn. Nguyên nhân là gì? Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách của các Ngân hàng Trung Ương trên khắp thế giới đang tham gia “cuộc đua đưa lãi suất vay vốn chạm đáy”. Tình trạng này là sự tiếp nối cho sự “tuột dốc” lãi suất vay vốn toàn cầu từ những năm 1980’s.

Những nhà hoạch định chính sách này đang cố đẩy mức lãi suất vay vốn xuống ngày càng thấp vì 2 lý do sau:

  • Thứ nhất, lãi suất cao sẽ khiến người tiêu dùng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn và hạn chế vay nợ, trong khi lãi suất thấp lại dẫn đến kết quả ngược lại. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm mức lãi suất vay vốn trên toàn cầu nhằm kích thích tiêu dùng và nâng cao mức tăng trưởng nợ vay, cũng như mức độ đầu tư.
  • Thứ nhì là sự phá giá tiền tệ: điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng các nhà hoạch định chính sách có xu hướng phá giá đồng nội tệ của mình. Điều này giúp kích thích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Chúng ta sẽ nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngoại hối trong chính sách của các Ngân hàng Trung Ương ở bài viết sau. Bây giờ, hãy vẫn tiếp tục tập trung vào lãi suất.

Với mức lãi suất vay vốn gần bằng 0 tại nhiều nước phát triển trên thế giới – mức lãi suất này sẽ khó có thể xuống thấp hơn nữa.

Tiến về phía trước

Nhiều người đang mong đợi mức lãi suất vay vốn toàn cầu sẽ tăng bắt đầu từ năm 2017 khi nhiều Ngân hàng Trung Ương chủ chốt đang tìm cách nâng mức lãi suất này lên trên mức trung bình trong lịch sử. Bởi vì nhiều Ngân hàng Trung Ương đang lo ngại về sự hình thành của bong bóng kinh tế như trong thị trường chứng khoán và họ cũng đang muốn kiểm soát các hành vi thị trường mang tính đầu cơ.

Ví dụ, lãi suất thấp sẽ thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chuyển dòng vốn của mình từ thị trường trái phiếu sang cổ phiếu, chứng khoán, khiến cho chỉ số S&P500 chạm mức cao kỷ lục bất chấp nền kinh tế toàn cầu đang phát triển chậm chạp. Khi lãi suất tăng, người tiêu dùng sẽ thấy chi phí tăng cao khi cần tìm đến một khoản vay trang trải học phí, vay mua nhà hay mua xe.

Cùng lập luận đó, người tiêu dùng sẽ thấy lãi suất cho vay có xu hướng tăng. Nếu họ đang cần khoản vay trong một vài năm tới, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nghiên cứu về lãi suất vay vốn cá nhân.

Nguồn: https://thenewsavvy.com/invest/markets/central-banks-move-interest-rates/

Người dịch: Jolly Trinh

 

Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam
Previous articleHow To Kick The Shopping Habit And Overcome Overspending
Next articleThe Art of Career Reinvention: How to Reinvent Yourself Mid-Career
Founder @ The New Savvy
Anna Haotanto is the Advisor (former CEO) of The New Savvy. She is currently the COO of ABZD Capital and the CMO of Gourmet Food Holdings, an investment firm focusing on opportunities in the global F&B industry. She is part of the founding committee of the Singapore FinTech Association and heads the Women In FinTech and Partnership Committee. Anna is the President of the Singapore Management University Women Alumni. Anna invests and sits on the board of a few startups. Anna is also part of the Singapore Chinese Chamber of Commerce & Industry Career Women’s Group executive committee. Anna’s story is featured on Millionaire Minds on Channel NewsAsia. She hosts TV shows and events, namely for Channel NewsAsia’s “The Millennial Investor” and “Challenge Tomorrow”, a FinTech documentary. Anna was awarded “Her Times Youth Award” at the Rising50 Women Empowerment Gala, organised by the Indonesian Embassy of Singapore. The award was presented by His Excellency Ngurah Swajaya. She was also awarded Founder of the Year for ASEAN Rice Bowl Startup Awards. She was also awarded the Women Empowerment Award by the Asian Business & Social Forum. Anna has been awarded LinkedIn Power Profiles for founders (2018, 2017), Tatler Gen T, The Peak’s Trailblazers under 40 and a nominee for the Women of The Future award by Aviva

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here