Có thể bạn không nhận ra, nhưng gầy dựng một cơ ngơi giàu có cũng giống như có được một thể hình mơ ước: tưởng tượng ra thì rất dễ nhưng thật sự làm được và đạt được hay không lại là một việc khác. Giống như việc ăn kiêng và tập thể dục, bạn cũng có thể dễ dàng hứa hẹn rằng mình sẽ bắt đầu tiết kiệm hoặc đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ dễ bị mất hứng khi khi thực hiện và duy trì nhiệm vụ này.
Tin tốt là nếu việc có được thân hình đáng mơ ước là điều có thể đối với bạn, thì bạn cũng có thể làm giàu được nếu bạn muốn. Do sự tương đồng này, các mẹo phổ biến về rèn luyện thân thể cũng có thể được áp dụng cho việc lập kế hoạch tài chính. Điều quan trọng là giữ vững mục tiêu của bạn trong tâm trí, làm việc chăm chỉ, kiên trì và không bao giờ từ bỏ. Một số gợi ý và lời khuyên sẽ giúp ích được cho bạn phần nào. Hãy để chúng tôi giúp bạn, vì chúng tôi sẽ đưa ra 4 bước để rèn luyện “hình thể” tài chính tốt hơn dưới đây:

1. Về vấn đề căng thẳng: Hãy giữ ở mức thấp
Giống như việc căng thẳng có thể khiến bạn quá tải và cảm thấy quá lười biếng và mệt mỏi để tập thể dục, căng thẳng cũng có thể dẫn tới những thói quen gây bất lợi cho “thể lực” tài chính của bạn. Ví dụ, nhiều người khi cảm thấy quá căng thẳng thường có xu hướng đi mua sắm để thấy thoải mái hơn.
Điều tồi tệ hơn là những cảm giác thỏa mãn mà việc này mang lại cho chúng ta chỉ là thoáng qua. Như người ta hay nói một khi đã dính tới thì khó mà dừng lại. Tương tự với những thứ không cần thiết mà bạn mua sắm. Chúng làm bạn cảm thấy vui vẻ chỉ trong thời gian ngắn nên bạn phải cứ liên tục mua sắm nhiều lần, và đó là một chu kì không có điểm dừng. Một điều chắc chắn là thói quen này sẽ khiến bạn không một xu dính túi.
7 Căng thẳng tài chính thường gặp – Điều gì làm mọi người sợ nhất khi nghĩ về tài chính?
Những gì bạn nên làm: Giống như chúng ta cần phải theo dõi lượng calo nạp vào và tiêu thụ khi giảm cân, hãy tạo thói quen kiểm soát từng đồng bạn thu vào và chi ra. Luôn lập ngân sách chi tiêu, có thể là hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và tuân thủ một cách nghiêm ngặt nhất có thể. Hãy chọn thực hiện thường xuyên những cách quản lí chi tiêu để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Ban đầu sẽ khó nhận ra, nhưng hãy ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày, ăn uống cân bằng dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên chắc chắn điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Hãy tìm một sở thích mà bạn muốn làm mà không làm tổn hại đến ngân sách.
2. Về bạn bè và gia đình: giao lưu với những người tích cực và có thể thúc đẩy bạn.
Bạn có biết tại sao các huấn luyện viên thể hình thường khuyên bạn nên đi tập cùng với những người thích tập thể dục không? Đó là bởi vì những hành động, thói quen, lời nói từ những người xung quanh sẽ ảnh hưởng đến bạn và cách bạn có thể hoàn thành mục tiêu của mình. Mặt khác, nếu gia đình và bạn bè làm bạn buồn phiền hoặc thúc đẩy bạn chi tiêu quá ngân sách, bạn sẽ có xu hướng từ bỏ mục tiêu của mình. Ngược lại, nếu bạn ở cạnh những người khuyến khích bạn tiếp tục làm tốt mục tiêu của mình, bạn sẽ có khả năng hoàn thành nó.
Những điều bạn nên làm: Bạn không cần phải từ bỏ tình bạn chỉ để trở nên giàu có, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có thể dành nhiều thời gian cho những người bạn có thể cổ vũ và tạo động lực cho những nỗ lực của bạn. Hãy chia sẻ và lắng nghe những lời khuyên từ những bạn bè đang đi đúng hướng về tài chính hoặc những người có cùng mục tiêu với bạn. Giữ những người này bên cạnh, và bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn nhiều.
Những người bạn xấu trong vấn đề tiền bạc – Cách xác định và giải quyết
3. Về thói quen: Hãy tự động hóa tài chính của bạn
Để đạt được mục tiêu tài chính đòi hỏi bạn phải có rất nhiều sự kiên nhẫn và tính kỷ luật. Ngay cả khi bạn đã xây dựng nền tảng cho kế hoạch của mình, vẫn có khả năng tất cả chúng đều sụp đổ. Như mọi người vẫn thường nói, thói quen cũ khó bỏ. Trong những lúc thế này, bạn cần một kế hoạch dự phòng. Nếu không, tất cả những công sức và nỗ lực sẽ bị lãng phí.
Những gì bạn nên làm: Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người dễ dàng bị cám dỗ vào lối mòn cũ, thì lựa chọn gửi tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm là một giải pháp hoàn hảo. Bằng cách này, tiền của bạn sẽ được giữ trong tài khoản tiết kiệm, trước khi bạn có cơ hội sử dụng nó. Nếu điều đó vẫn chưa đủ, một vài ngân hàng chỉ cho phép khách hàng rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm vài lần một năm. Nếu bạn có một tài khoản trong các ngân hàng này, khả năng cao là bạn sẽ ít có thể rút ra và tiêu hết khoản tiền này hơn.
4. Xét về chừng mực: đừng quá khó khăn với bản thân
Thúc đẩy bản thân là một điều quan trọng; đôi khi, bạn có thể làm nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Tuy nhiên, đó cũng là một lỗi phổ biến vì bạn không biết được khi nào bạn đang cố quá sức. Sẽ có lúc mục tiêu của bạn trở nên thiếu thực tế và khi bạn có một mục tiêu không thiết thực khả năng cao là bạn sẽ mất động lực và lạc lối. Một lần nữa, tương tự như khi tập thể dục. Tập quá sức sẽ khiến bạn bị tổn thương hơn là đạt được kết quả tốt.
Kế hoạch “tập luyện nặng đô” có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn như thế nào
Những gì bạn nên làm: Không có gì là sai khi bắt đầu từ những bước nhỏ. Hãy làm vậy nếu bạn thật sự cảm thấy nên như vậy. Thường xuyên thực hiện những mục tiêu nhỏ cho bản thân như một bước đệm cho các mục tiêu tài chính lớn hơn. Chẳng hạn như tiết kiệm một số tiền trong một khoảng thời gian nhất định, v.v. Hơn thế nữa, thỉnh thoảng bạn cũng nên nuông chiều bản thân mình một chút. Quá khắt khe hay thậm chí đi ngược lại với con tim mình không bao giờ là một ý tưởng tốt; bởi vì theo cách này khả năng bạn bùng phát và dùng hết tiền của mình trong một lần sẽ cao hơn. Phân chia một phần nhỏ thu nhập của bạn cho kỳ nghỉ và mua sắm vào những dịp đặc biệt, như là một phần thưởng nhỏ cho bản thân. Hãy nhớ rằng, tự thưởng cho bản thân cũng là một dạng động lực để bạn tiếp tục những gì bạn đang làm.
Người dịch: Duy Tran
Nguồn: https://thenewsavvy.com/life/productivity/better-financial-shape/
Recommend0 recommendationsPublished in Vietnam